Đào tạo đại học

Tổng quan

Khoa Công nghệ thông tin có nhiệm vụ đào tạo cử nhân Công nghệ thông tin và Kỹ thuật phần mềm, thời gian đào tạo là 4 năm. Trong hai năm đầu sinh viên được học các học phần thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức cơ sở ngành. Bắt đầu từ năm học thứ ba, sinh viên sẽ học khối kiến thức chuyên ngành. Đối với sinh viên Công nghệ thông tin, sang năm thứ ba sẽ được quyền chọn một trong ba chuyên ngành để tiếp tục học: Công nghệ phần mềm, Khoa học máy tính và Mạng máy tính. Hiện nay mỗi năm Khoa Công nghệ thông tin có hơn 2000 sinh viên hệ chính quy đang theo học.

Ngành Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là một ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin. Công nghệ thông tin là một ngành đào tạo ngày càng phát triển mạnh tại nhiều nước trên thế giới, bởi vì ứng dụng của nó là hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ giáo dục, y tế, ngân hàng, hàng không cho đến an ninh quốc phòng và hiện là ngành được đầu tư và chú trọng ở mọi quốc gia.

Nhu cầu thị trường

Đến năm 2025 tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ cần 10.000 nhân lực làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đó là khẳng định của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế trong cuộc họp bàn hợp tác giữa Đại học Huế và Ủy Ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về Đề án phát triển nhân lực Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 được tổ chức tại Đại học Huế ngày 14/3/2020. Tham dự và chủ trì cuộc họp có đồng chí Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; đồng chí Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Đại học Huế. Cuộc họp có sự tham dự của lãnh đạo các sở, ban ngành, cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh và các trường đại học thành viên, đơn vị trực thuộc Đại học Huế.

Triển vọng nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:

  • Chuyên viên gia công, phát triển và kiểm thử phần mềm, thiết kế Website tại các công ty phần mềm trong và ngoài nước;
  • Chuyên viên tư vấn và thiết kế giải pháp mạng, giải pháp công nghệ thông tin, vận hành và phát triển các hệ thống thông tin cho các cơ quan và doanh nghiệp;
  • Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì các phần mềm máy tính trong các tổ chức, doanh nghiệp;
  • Giảng dạy về ngành Công nghệ thông tin tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông.
Ngành Kỹ thuật phần mềm

Đây là ngành đào tạo được áp dụng theo cơ chế đặc thù của Bộ Giáo dục và Đào tạo với một số nét nổi bật như sau:

  • Sinh viên được học tập trong môi trường gắn kết với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp tham gia đào tạo với khối lượng khoảng 30% tổng khối lượng toàn khóa học;
  • Chương trình được thiết kế theo các mô đun nhằm tối ưu hóa việc học tập của sinh viên cũng như tiếp cận nhanh với môi trường nghề nghiệp;
  • Sinh viên được tạo điều kiện để thực hành trong môi trường của doanh nghiệp dưới sự hướng dẫn của giảng viên và các chuyên gia trong doanh nghiệp;
  • Cơ hội tìm kiếm việc làm cao.
Nhu cầu thị trường

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kỹ thuật phần mềm đang là ngành then chốt và chiếm hơn 50% nhu cầu năng lực. Mức thu nhập bình quân cho mỗi nhân sự mới ra trường từ khoảng 75-100 triệu đồng mỗi năm.

Kỹ thuật phần mềm là ngành học mà sinh viên được thực tập sớm, tham gia làm việc được hưởng lương tại doanh nghiệp và có cơ hội việc làm toàn cầu với mức lương cao sau khi tốt nghiệp. Là ngành học đảm bảo 100% sinh viên có việc làm tốt sau khi ra trường từ năm đầu tiên.

Triển vọng nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực và vị trí sau:

  • Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài; các công ty tư vấn về giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin;
  • Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì các phần mềm máy tính trong các tổ chức, doanh nghiệp;
  • Cán bộ quản lý, chuyên viên phụ trách mảng ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng,…;
  • Giảng dạy về ngành Công nghệ thông tin tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
Khung chương trình đào tạo
STT Mã ngành Ngành đào tạo Số tín chỉ Chương trình đào tạo Chuẩn đầu ra Thông tin tuyển sinh
1 7480201 Công nghệ thông tin 122 Xem chi tiết Xem chi tiết Xem chi tiết
2 7480103 Kỹ thuật phần mềm (Cơ chế đặc thù) 123 Xem chi tiết Xem chi tiết Xem chi tiết
;